4 VĐV Xu Jiayu, Qin Haiyang, Sun Jiajun và Pan Zhanle giúp đội bơi Trung Quốc giành tấm huy chương vàng lịch sử ở nội dung 4x100m hỗn hợp (Ảnh: Getty).
Thế nhưng, kỳ tích mang tên Trung Quốc ở môn bơi vẫn chưa dừng lại. Ở nội dung 4x100m hỗn hợp nam diễn ra vào hôm qua, đội tuyển bơi Trung Quốc đã thi đấu vô cùng thăng hoa. Họ đã vượt qua đội tuyển Mỹ để giành tấm huy chương vàng với thành tích 3 phút 27 giây 46, hơn đội bơi Mỹ chỉ 0,55 giây.
Với tấm huy chương vàng này, đội bơi Trung Quốc đã phá vỡ thế thống trị của đội bơi Mỹ ở nội dung 4x100m hỗn hợp. Đội Mỹ đã liên tục giành huy chương vàng ở nội dung này kể từ Olympic 1960.
Trước màn thi đấu xuất sắc đáng kinh ngạc của đội bơi Trung Quốc, trang CNN bày tỏ sự thán phục: "Người hâm mộ Trung Quốc bùng nổ niềm vui khi chứng kiến đội bơi nước này chấm dứt thế thống trị của đội bơi Mỹ ở nội dung 4x100m hỗn hợp sau nhiều thập kỷ.
Đây là một chiến thắng ngoạn mục cho đội Trung Quốc. Họ vốn bị giám sát chặt chẽ ở Olympic 2024 sau khi liên quan tới bê bối doping.
Đội bơi Trung Quốc hơn đội bơi Mỹ đúng 0,55 giây. Họ đã chấm dứt thế thống trị của đội bơi Mỹ ở nội dung 4x100m hỗn hợp trong nhiều thập kỷ qua (Ảnh: Twitter).
Vào tuần trước, Pan Zhanle đã lập kỷ lục thế giới ở nội dung 100m tự do nam. VĐV này tiếp tục đóng vai trò quan trọng giúp đội bơi Trung Quốc từ vị trí thứ ba lên dẫn đầu ở chặng cuối của cuộc thi tiếp sức, tạo nên màn ngược dòng kinh ngạc trước Mỹ và Pháp.
Pan đã hoàn thành chặng đua trong 45,92 giây, nhanh hơn thành tích 46,40 giây mà anh đã bơi bốn ngày trước đó ở chung kết 100m tự do nam".
Tờ CNN cho hay, những tấm huy chương quý giá ở môn bơi Olympic 2024 đã giúp các VĐV Trung Quốc xóa bỏ nghi ngờ về vấn đề doping. Trước đó, các VĐV bơi lội Trung Quốc đã bị đối thủ kỳ thị.
Tháng 3/2023, Cơ quan chống doping thế giới (WADA) phát hiện 23 VĐV Trung Quốc có kết quả dương tính với chất cấm. Hơn một nửa trong đó từng thi đấu ở Olympic Tokyo vào năm 2021. Đó là giải đấu mà Trung Quốc đã giành tới 4 huy chương vàng.
Đoàn thể thao Trung Quốc cho rằng các VĐV bơi lội nước này đã bị đối xử bất công khi liên tục phải lấy mẫu xét nghiệm với lịch trình dày đặc trước Olympic 2024.
" alt=""/>Báo Mỹ ngả mũ thán phục HCV để đời của đội bơi Trung QuốcTrịnh Thu Vinh có cơ hội giành huy chương bắn súng ở nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ hôm nay (Ảnh: Reuters).
Tại chung kết, 8 xạ thủ sẽ so tài kỹ năng bắn nhanh (10 giây cho mỗi viên đạn). Theo đó, các xạ thủ không chỉ phải bắn vào vị trí 10 điểm mà còn đòi hỏi phải bắn được từ 10,2-10,9 điểm thì được tính là 1 điểm, còn bắn từ 0-10,1 điểm vẫn bị tính là 0 điểm.
Sau 20 viên đầu tiên, một vận động viên (VĐV) đứng thấp nhất sẽ bị loại. Từ lúc này, các VĐV chỉ bắn 5 viên đạn mỗi lượt thi để tính điểm và loại dần cho đến khi tìm ra nhà vô địch (huy chương vàng và huy chương bạc bắn tổng cộng 50 viên).
Chia sẻ về tính khốc liệt của chung kết nội dung 25m súng ngắn thể thao, bà Nguyễn Thị Nhung, nguyên HLV trưởng đội tuyển bắn súng Việt Nam nhận định: "Theo luật bắn súng, khi vào bắn chung kết, các VĐV chỉ thi đấu bài bắn nhanh, một loạt 5 viên 3 giây 7 giây, trong đó 7 giây giữ súng và 3 giây bắn.
Khi bắn 10.2 điểm sẽ tính là 1 điểm (hit). Tại bài bắn vòng loại, Thu Vinh bắn 30 viên được 14 viên tâm (tức 10.2 trở vào). Do vậy, chúng ta thấy được độ khó của nội dung này khi vào chung kết. Có thể bắn rất nhiều điểm 10 mà không được tính điểm".
Những đối thủ của Thu Vinh ở chung kết chiều nay rất đáng gờm là Veronika Major (số 7 thế giới người Hungary), Jiin Yang (Hàn Quốc, hạng 2 thế giới, giành 2 HCV cấp độ châu lục lẫn thế giới trong năm nay), Camille Jedrzejewski (Pháp, hạng 3 thế giới, vô địch World Cup 2024), Nan Zhao (Trung Quốc, xạ thủ 20 tuổi đang xếp hạng 8 thế giới, có 5 lần giành HCB World Championship hay World Cup thời gian qua), Haniyeh Rostamiyan (Iran, hạng 9 thế giới) và thần đồng bắn súng Ấn Độ Manu Bhaker.
Ở môn bơi, kình ngư Nguyễn Huy Hoàng đứng thứ 28/31 ở vòng loại bơi 800m tự do nam và không thể vào chung kết. Vận động viên người Quảng Bình sẽ thi đấu vòng loại nội dung 1.500m tự do nam vào 16h25 hôm nay (3/8) với hy vọng tạo nên bất ngờ.
Sau 5 ngày thi đấu, thể thao Việt Nam đã có 11/16 vận động viên chia tay Olympic Paris là Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Hoàng Thị Tình (Judo), Võ Thị Kim Ánh, Hà Thị Linh (judo), Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng) và Đỗ Thị Ánh Nguyệt, Lê Quốc Phong (bắn cung), Phạm Thị Huệ (rowing), Võ Thị Mỹ Tiên (bơi), Trần Thị Nhi Yến (điền kinh).
Ngoài Trịnh Thu Vinh và Nguyễn Huy Hoàng thi đấu hôm nay, đoàn Việt Nam còn 3 vận động viên chưa xuất trận. Tay đua Nguyễn Thị Thật thi đấu đua xe đạp đường trường nữ vào ngày 4/8 còn đô cử Trịnh Văn Vinh thi đấu cử tạ hạng dưới 61kg nam vào ngày 7/8. Đến ngày 8/8, tay chèo Nguyễn Thị Hương thi đấu vòng loại canoeing nội dung thuyền đơn nữ 200m.
" alt=""/>Lịch thi đấu Olympic ngày 3/8: Thể thức tính điểm khắc nghiệt với Thu VinhTính đến sau ngày 1/8, ngày thi đấu chính thức thứ 7 của Olympic Paris 2024, đoàn thể thao Trung Quốc đang tạm dẫn đầu đại hội, với 11 huy chương vàng (HCV), 7 huy chương bạc (HCB) và 6 huy chương đồng (HCĐ).
Trung Quốc đã vượt qua đoàn liên tục dẫn đầu ở những ngày thi đấu đầu tiên là Nhật Bản (có 8 HCV tính đến sau ngày 1/8) và tạm xếp trên đoàn Mỹ (9 HCV).
Pan Zhanle phá kỷ lục thế giới ở nội dung 100m bơi tự do nam (Ảnh: Reuters).
Dĩ nhiên, vị trí hiện tại của đoàn Trung Quốc chỉ là tạm thời, cũng còn quá sớm để nói rằng Trung Quốc sẽ giữ được vị trí này đến cuối Olympic Paris 2024 (bế mạc ngày 11/8).
Môn thể thao hấp dẫn nhất, có nhiều huy chương nhất (48 bộ huy chương) là điền kinh phải đến ngày mai (3/8) mới thật sự vào cuộc (điền kinh đã khởi động với nội dung đi bộ 20km hôm 1/8, nhưng các nội dung nóng bỏng nhất trên đường chạy và hố nhảy vẫn chưa diễn ra).
Dù vậy, không thể phủ nhận sự xuất sắc của các vận động viên Trung Quốc trong vòng 7 ngày vừa rồi. Họ vẫn giữ được thế mạnh truyền thống ở các môn bắn súng, bóng bàn, cầu lông. Tuy nhiên, sự xuất sắc đặc biệt của đoàn thể thao Trung Quốc phải kể đến môn bơi.
Lần đầu tiên sau rất nhiều năm và rất nhiều kỳ Olympic, Trung Quốc có HCV đi kèm với kỷ lục thế giới ở môn bơi. Kình ngư Pan Zhanle đến từ quốc gia đông dân thứ nhì thế giới không chỉ thắng ở nội dung gây cấn nhất (100m bơi tự do nam) mà còn phá kỷ lục thế giới (kỷ lục mới do Pan Zhanle xác lập là 46 giây 40).
Các kình ngư Trung Quốc khiến đường đua xanh dậy sóng trong mấy ngày qua (Ảnh: Reuters).
Cũng trong môn bơi, Xu Jiayu giành HCB ở nội dung 100m bơi ếch nam, Tang Qiangting giành HCB ở nội dung 100m bơi ếch nữ, Zhang Yufei giành 2 HCB ở các nội dung 100m và 200m bơi bướm nữ, đội tuyển bơi tiếp sức Trung Quốc giành 2 HCĐ ở các nội dung 4x100m và 4x200m bơi tự do nữ.
Sau khi có HCV điền kinh ở Olympic Tokyo 2020, thể thao Trung Quốc đang dần "lấn sân" xuống đường đua xanh, họ ngày một mạnh lên ở các nội dung cơ bản nhất của phong trào Olympic gồm điền kinh và bơi.
Tấn công trực diện vào những môn thế mạnh của VĐV phương Tây
Người Trung Quốc không muốn mãi mang tiếng chỉ mạnh ở các môn mà phương Tây khó phát triển mạnh, đòi hỏi sự khéo léo như thể dục dụng cụ, bóng bàn, nhảy cầu…
Zheng Qinwen (trái) tạo bất ngờ lớn khi lọt vào trận chung kết nội dung đơn nữ môn quần vợt (Ảnh: Reuters).
Hiện tại, thể thao Trung Quốc tấn công thẳng vào các môn vốn là thế mạnh của các quốc gia phương Tây, những môn thi đấu đòi hỏi cơ bắp, đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối về mặt thông số là bơi và điền kinh. Riêng trong môn bơi, Trung Quốc giờ đây tấn công thẳng vào thế mạnh của các cường quốc của môn này như Mỹ, Australia, Anh, Nam Phi…
HCV và kỷ lục thế giới của Pan Zhanle dĩ nhiên rất đáng nể. Ngay cả các HCB và HCĐ của đội tuyển bơi Trung Quốc những ngày qua cũng rất đáng chú ý. Ngay ở các kỳ Olympic kế tiếp sau Paris 2024, những tấm HCB và HCĐ này có tiềm năng sẽ được đổi màu.
Một bất ngờ động trời nữa ở Olympic, liên quan đến các VĐV Trung Quốc, đó là tay vợt Zheng Qinwen vào chung kết nội dung đơn nữ quần vợt. Trận chung kết chưa diễn ra, nhưng với việc Zheng Qinwen ít nhất có HCB cũng đã là thành tích khó tưởng tượng, bởi lâu nay quần vợt Trung Quốc không được đánh giá cao ở các kỳ Olympic.
Trung Quốc vẫn cố gắng giữ vị trí số một ở các môn thể thao mà họ rất mạnh như bóng bàn (Ảnh: Reuters).
Như đã nói, để giữ được vị trí số một toàn đoàn từ nay đến khi Olympic Paris 2024 kết thúc, đoàn thể thao Trung Quốc phải cạnh tranh căng thẳng với đoàn Mỹ và chủ nhà Pháp ở phần còn lại của Thế vận hội mùa Hè năm nay.
Ngoài việc phải giữ được các thế mạnh truyền thống ở các môn nhảy cầu, bơi nghệ thuật, thể dục dụng cụ và thể dục nghệ thuật, Trung Quốc phải tấn công luôn vào các thế mạnh của đối thủ, như điền kinh, quyền anh. Thứ nhất là để giành HCV cho mình, thứ nhì là để trực tiếp tước HCV từ tay đối phương, giảm số lượng HCV của đoàn Mỹ ở các môn này.
Và thật ra, cả thế giới cũng đang nóng lòng chờ xem người Trung Quốc còn tạo ra thêm bất ngờ nào nữa cho các cường quốc thể thao phương Tây trong những môn thể thao trên.
" alt=""/>Thể thao Trung Quốc đứng trước cơ hội thống trị Olympic 2024